VuaSportvn – Phụ kiện chấn thương | VuaSport.vn

Dây chằng đầu gối – Nguyên nhân và cách nhận biết

Dây chằng đầu gối dễ gặp chấn thương trong mọi sinh hoạt, lao động, đặc biệt là hoạt động thể thao mạnh nhất là các môn như đá bóng, chạy bộ, cầu lông… thì tình trạng chấn thương dây chằng đầu gối rất dễ xảy ra. Chấn thương chấn chằng khá nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm. Cùng Vuasport khám về ngay về chấn thương dây chằng đầu gối cũng như nguyên nhân và cách phòng ngừa nhé.

Dây chằng đầu gối là gì?

Dây chằng đầu gối là gồm một dải các mô liên kết sợi cứng, trong đó có các phân tử gồm collagen dài và dai cấu thành gọi là dây chằng. Nhiệm vụ của dây chằng là kết nối các khớp xương trong và quanh khớp vùng gối, ngừa các hoạt động mạnh nhất định, hạn chế khả năng di chuyển của khớp, tránh lật khớp. Trong trường hợp tác động quá mạnh dẫn đến giãn dây chằng gối, hay đứt dây chằng đầu gối là do tình trạng căng giãn quá mức của dây chằng chéo sau và dây chằng chéo trước của đầu gối.

day-chang-dau-goi

Dây chằng đầu gối là gì?

Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng đầu gối

Tình trạng giãn dây chằng đầu gối là khi các bó dây chằng căng giãn quá mức của dây chằng chéo sau và dây chằng chéo trước của đầu gối. Tình trạng này khiến người bị có cảm giác đau nhức, rất khó vận động. Khi bị đầu gối còn có dấu hiệu sưng, xuất hiện nóng đỏ vùng da xung quanh. Tình trạng này dễ xảy ra nếu hoạt động quá sức, không đúng tư thế, và không khởi động kỹ khi chơi thể thao. Thường chấn thương dây chằng đầu gối có những nguyên nhân sau. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể các loại dây chằng thường bị tổn thương do đâu:

Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL): Dây chằng chéo trước bị giãn hoặc đứt khiến phần bánh chè di lệch ra trước so với xương đùi. Đây là chấn thương khá phổ biến khi va chạm trực tiếp vào vùng gối, thường gặp ở các môn thể thao hoạt động mạnh như (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ) đang chạy thì dừng hoặc chuyển hướng đột ngột trong tư thế bàn chân giữ nguyên, dẫn đến chấn thương dây chằng ACL, hoặc tai nạn giao thông bị đập gối xuống.

day-chang-dau-goi-vuasport.vn

Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng đầu gối

Chấn thương dây chằng chéo sau (PCL): Dây chằng chéo sau ít gặp tổn thương hơn so với dây chằng chéo trước. Tuy nhiên, khi có lực tác động trực tiếp đập vào mặt trước của cẳng chân khiến cơ thể ngã khuỵu xuống và gây áp lực lên đầu gối, lúc này dây chằng PCL sẽ bị giãn hoặc đứt. Chấn thương này xảy ra do tai nạn giao thông hoặc chơi các môn thể thao (bóng đá, bóng chày, trượt tuyết).

Chấn thương dây chằng giữa gối (MCL): Tác động trực tiếp lên mặt ngoài khớp gối với một lực rất mạnh và đột ngột, thì mặt ngoài khớp gối cong, mặt trong phải mở ra quá mức, dẫn đến tổn thương ở dây chằng MCL. Thường gặp ở các vận động viên bóng đá, bóng chuyền có thể gặp chấn thương này.

Chấn thương dây chằng bên ngoài (LCL): Khi có một lực tác động mạnh vào mặt trong đầu gối khiến đầu gối bị mở ra ngoài quá mức sẽ dẫn đến tổn thương dây chằng LCL. Chấn thương này ít xảy ra, nhưng khi gặp lại rất khó điều trị nếu gặp phải.

Các dấu hiệu nhận biết chấn thương dây chằng đầu gối

Những biểu hiện cho thấy bệnh nhân bị chấn thương dây chằng giữa gối gồm:

  • Khi vừa xảy ra va cham, thấy đầu gối bị đau dữ dội, sau đó sưng bầm tím trong vài giờ sau.
  • Khó nhấc chân lên hoặc co duỗi thẳng, và xuấ hiện có tiếng lạo xạo phát ra từ khớp gối.
  • Hiện tượng khớp lỏng lẻo, không thật chân, khó khăn khi đứng trụ ở chân bị chấn thương, khó chạy nhanh, đi cầu thang..
  • Nếu để lâu, sẽ bị teo cơ đùi (đùi ở bên bị chấn thương nhỏ hơn so với bên lành). Khi đó áp lực từ các vận động bình thường chủ yếu đè lên chân lành, lâu ngày có thể khiến chân này cũng bị tổn thương theo.
dau-hieu-chan-thuong-day-chang

Các dấu hiệu nhận biết chấn thương dây chằng đầu gối

Phương pháp điều trị giãn dây chằng đầu gối

Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, người bệnh sẽ được hướng dẫn các phương pháp điều trị dựa vào mức độ nghiêm trọng. Phần lớn các trường hợp đều có đáp ứng tốt với các biện pháp xử lý tại nhà, cụ thể như nghỉ ngơi, chườm lạnh, dùng thuốc không kê đơn…Đối với những người đã bị đứt dây chằng đầu gối nên có cách chăm sóc như sau.

  • Mang nẹp đầu gối để ổn định vùng bị tổn thương, đồng thời bảo vệ gối không bị chấn thương thêm.
  • Uống thuốc giảm đau chống viêm. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng.
  • Kiểm soát cơn đau và sưng phù
  • Hiệu chỉnh cơ sinh học và duy trì sự ổn định của các khớp;
  • Ngăn ngừa chấn thương tái phát;
  • Cải thiện các triệu chứng khác như viêm gân, khó cử động chân và yếu cơ.
gian-day-chang-dau-goi-vuasport.vn

Phương pháp điều trị giãn dây chằng đầu gối

Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu tự động và một số bài tập tăng cường theo hướng dẫn của chuyên gia. Việc sớm can thiệp đúng cách có thể rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa các biến chứng. Ngoài ra nên trang bị cho mình bó gối thể thao để bảo vệ gối dây chằng khỏi những chấn thương.

Phòng ngừa giãn dây chằng đầu gối

Tổn thương do giãn dây chằng đầu gối cần nhiều thời gian để phục hồi, đặc biệt là những người trên độ tuổi trung niên. Chấn thương dây chằng mức độ nhẹ có thể tự lành nếu được chăm sóc đúng cách. Chính vì thế tốt nhất bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ khởi phát và tái phát giãn dây chằng đầu gối. Cụ thể:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh
  • Thận trọng khi lên xuống cầu thang, chơi thể thao, lao động, lái xe hoặc thực hiện các hoạt động sinh hoạt để phòng ngừa chấn thương gây giãn dây chằng đầu gối.
  • Nên khởi động trước khi chơi thể thao.
  • Nên duy trì vận động và chơi những môn thể thao có cường độ thích hợp như tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ…
  • Tránh lạm dụng khớp và không đột ngột thực hiện những động tác làm tăng áp lực lên khớp gối.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về chấn thương dây chằng đầu gối, nguyên nhân cũng như các phương pháp điều trị chấn thương dây chằng gối. Hi vọng các bạn có thêm thông tin bổ ích để có thể ngăn ngừa hạn chế những chấn thương đáng tiếc xảy ra nhé.