VuaSportvn – Phụ kiện chấn thương | VuaSport.vn

Hướng dẫn nhảy dây đúng cách và những lưu ý quan trọng

Nhảy dây khá đơn giản nhưng để nhảy dây đúng cách thuần thục và đem lại kết quả khi tập luyện rèn luyên sức khỏe thì không phải ai cũng nắm rõ. Hơn nữa, môn thể thao này cũng rất dễ tập luyện bởi không yêu cầu cao về kỹ thuật cũng như dụng cụ, không gian tập luyện nên rất phù hợp cho những người bận rộn, học sinh, sinh viên luyện tập nâng cao thể lực, trí lực… Cùng Vuasport tìm hiểu mẹo nhảy dây đúng cách và những lưu ý quan trong khi nhảy dây.

Dụng cụ nhảy dây cần chuẩn bị

Khi nhảy dây cần phải chuẩn bị những dụng cụ nhảy dây cần thiết thì trước khi luyện tập để tránh bị chấn thương không đáng có khi tập sai kỹ thuật nhé!

  • Giày tập nhảy: Nên chọn gày thể thao là loại giày thể thao mềm, nhẹ, có đế chống trơn trượt và giảm lực càng tốt.Nên chọn các thương hiệu có tên tuổi để sử dụng tập luyện
  • Tất : Lựa chọn loại tất cotton, thấm hút mồ hôi tốt
  • Dây nhảy thể dục: Lựa chọn loại dây nhảy thể dục đáp ứng nhu cầu tập luyện của mình, có nhiều khác nhau nhưng dù là loại nào cũng nên chọn dây có chiều dài phù hợp với chiều cao, tốt nhất nên mua loại dây nhảy có thể điều chỉnh độ dài.
  • Quần áo thể thao: Không nên mặc quần áo quá bó sát mà nên mặc đồ thoáng mát, gọn gàng, ôm vừa vặn cơ thể.
nhay-day-dung-cach

Dụng cụ nhảy dây cần chuẩn bị khi tập luyện tại nhà

Có thể bạn quan tâm: Nhảy dây giảm cân

Nhảy dây đúng cách cần lưu ý

Cũng như nhiều môn thể thao khác, nhảy dây là môn thể thao khá đơn giản với bài tập nhằm giúp bạn đốt mỡ cơ thể, tăng sức bền cho bạn, có thể thay thế cho những buổi chạy bộ dài. Việc nhảy dây khá đơn giản nhưng đối với những người mới bắt đầu hay bị vấp phải dây hoặc bị dây va vào người. Nhiều người nghĩ rằng khi nhảy dây khó bắt được nhịp hay không phối hợp được. Tuy nhiên, điều này có thể xuất phát từ sai lầm trong cách nhảy dây. Hãy lưu ý những thông tin sau đây để có cách nhảy dây không bị vấp ngã khi tập luyện nhé.

1. Cầm dây sai cách

Khi nhảy dây việc cầm đầu dây nhảy đúng cách sẽ giúp quá trình tập luyện hiệu quả hơn. Để nhảy dây đúng cách, hãy nắm chặt tay cầm, đặt ngón tay cái gần phần dây sắt và ổ bi ở tay cầm. Việc này này có thể giúp bạn kiểm soát tốt hơn và khiến sợi dây quay mượt hơn rất nhiều. Đối với những bạn mới thường nắm lấy 2 đầu dây nhảy để tìm ra nhịp nhảy, đôi khi nó sẽ khiến dây bị lỏng và bị văng dây, dễ cấn thương cổ tay

2. Chất lượng dây nhảy

Việc lựa chọn dây nhảy có chất lượng là phần vô cùng quan trọng khi nhảy dây, nhiều bạn chưa nắm rõ nguyên tắc hay mắc phải sai lầm là chọn dây nhảy quá nhẹ, hoặc quá lởm. Dây nhảy dây khá rẻ dễ mua nhưg để chọn được dây phù hợp thì các bạn cũng nên lưu ý chọn dây đủ chắc chắn, từ các thương hiệu uy tín. Dây mà nhẹ quá sẽ khó điều chỉnh được nhịp nhảy của mình.

Để nhảy dây đúng cách, bạn nên chọn bắt đầu với sợi dây nặng vừa đủ với lực của mình, tùy chỉnh độ dài ngắn theo chiều cao để đạt hiệu quả cao. Mặc dù nghe có vẻ hơi trực quan nhưng một sợi dây nặng hơn chắc chắn sẽ giúp bạn cảm nhận để kịp thời điều chỉnh khi đang nhảy. Ngoài ra nó cũng giúp làm giảm vòng quay để bạn tập trung hơn vào việc điều chỉnh dây sao cho phù hợp và không bị ngừng lại.

Tham khảo: dây nhảy goodfit tại https://vuasport.vn/day-nhay-the-duc/

3. Vị trí cổ tay

Việc cầm tay năm dây nhảy không đúng cách rất dễ xảy ra những chấn thương cổ tay do nhiều người thường đặt hai cổ tay quá xa nhau. Đây là cách nhảy dây không đúng cách khi thực hiện loại hình luyện tập này.

Để hạn chế chấn thương cổ tay, bạn hãy đưa cổ tay của mình 2 cổ tay gần với nhau hơn. Bạn sẽ kiểm soát tốt hơn và dễ điều chỉnh nhịp độ trong khi nhảy.

nhay-day-dung-cach

Nhảy dây đúng cách cần lưu ý

4. Chuyển động của cánh tay

Một sai lầm phổ biến nữa chính là bạn chuyển động cánh tay quá mức. Điều này cũng có thể xảy ra với những ai có “thâm niên” trong loại hình luyện tập này.

Thông thường, những người mới bắt đầu sẽ quay dây bằng khuỷu tay hoặc vai. Điều này không chỉ không hiệu quả mà còn khiến cơ thể nhanh mệt mỏi.

Cách nhảy dây đúng là khi cánh tay bạn nên giữ nguyên và phần lớn chuyển động là từ cổ tay. Nếu bạn thấy khuỷu tay xoay hoặc vai xoay thì hãy dừng lại. Bởi hai bộ phận này nên được thả lỏng tự nhiên, trong khi cổ tay chính là phần vận động nhiều nhất trong bài tập này.

5. Độ cao bật nhảy

Nhảy quá cao cũng là một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải. Lỗi sai này thường người mới bắt đầu hay mắc phải – bởi luôn có tâm lý sợ vấp phải dây. Vì thế bạn sẽ có xu hướng cố gắng tạo ra một khoảng cách lớn nhất giữa cơ thể và mặt đất.

Bật cao mỗi khi dây gần chạm đến chân, tuy nhiên, lưu ý không nhảy quá cao quá so với mặt đất. Với bài nhảy dây cơ bản, người tập chỉ nên cách mặt đất từ 3 – 6cm, đồng thời luôn giữ cho hai chân thẳng và sát nhau, bàn chân tiếp đất nhẹ nhàng. Bạn có thể nhìn vào gương để đảm bảo tư thế nhảy chuẩn trước khi tiếp tục các bài tập nâng cao

Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn cải thiện giới hạn:

  • Luôn giữ 2 chân gần nhau
  • Luôn tiếp đất nhẹ nhàng bằng đế giữa của lòng bàn chân. Điều này giúp bạn nảy khỏi mặt đất nhanh hơn.
  • Duy trì đầu gối cong nhẹ, không được duỗi thẳng quá mức
  • Thực hiện nhảy bằng cách đếm để cải thiện nhịp nhảy

6. Thời gian luyện tập

Bên cạnh các động tác, thời gian luyện tập cũng đánh giá về chất lượng và hiệu quả mang lại cho người tập. Duy trì mỗi ngày khoảng 10 phút nhảy dây, thời gian tốt nhất là cách bữa ăn 90 phút (có thể tập trước hoặc sau khi ăn). Khi thực hiện xong các bài tập nhảy dây nên thả lỏng cơ thể, hãy đi bộ nhẹ nhàng. Đặc biệt, tuyệt đối bạn không nên nhảy dây sau 21h nhằm giúp cơ thể được thư giãn tối đa, và có giấc ngủ sâu.

Kết luận

Trên đây là những lưu ý nhảy dây đúng cách mà Vuasport muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn có thể thuận lợi luyện tập môn nhảy dây mỗi ngày một cách an toàn cũng như có cách nhảy dây không bị vấp và luôn khỏe mạnh vui vẻ.