Nội dung
Nguyên nhân dẫn đến chấn thương đầu gối khi đá bóng
Đá bóng là môn thể thao thể lực đối kháng, nên chấn thương là điều khó tránh nếu không khởi động cũng như phòng ngừa nó. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng chấn thương gối khi đá bóng như sau
- Căng cơ: Căng cơ xảy ra khi đầu gối phải vận động với cường độ mạnh quá với khả năng. Hoặc vận động khi cơ thể chưa sẵn sàng. Bạn rất dễ gặp phải tình trạng này nếu không khởi động kỹ trước khi đá bóng.
- Không làm chủ tốc độ: Khi chơi bóng, người chơi bóng đột ngột thay đổi hướng chuyển động khi đang di chuyển với tốc độ cao, không làm chủ được nhịp độ dẫn đến trọng lượng cơ thể dồn mạnh vào gối, khớp gối.
- Lạm dụng đầu gối: Việc thúc ép, gắng sức với cường độ cao có khiến lớp sụn trên xương bánh chè mất đi độ cứng cần thiết, từ đó dẫn đến tình trạng nhuyễn sụn xương bánh chè. Đau nhức phần dưới đầu gối là triệu chứng đặc trưng của tình trạng này.
- Trật khớp gối: Khi chạy, chơi thể thao đầu gối bị va chạm mạnh hoặc té ngã nghiêm trọng cũng là nguyên nhân gây ra.
5 loại chấn thương đầu gối khi đá bóng
Do tác động mạnh đến cơ khớp gối, khi chơi bóng đá chấn thương thường sẽ liên quan nhiều chủ yếu đến gối, khớp gối bánh chè do thao tác chuyển hướng đột ngột, va chạm, té ngã hoặc nhảy lên và đáp xuống bằng chân không chính xác. Các loại chấn thương phổ biến nhất khi chơi môn thể thao vua này.
Bong gân
Bong gân đầu gối là chấn thương phổ biến ở những người chơi bóng đá. Xảy ra khi các cầu thủ thực hiện các pha rượt đuổi đổi hướng đột ngột hoặc các pha xoay người không đúng tư thế. Di chuyển quá nhanh khi chưa giãn cơ, nhảy lên và đáp xuống bằng chân, trật khớp gối… đều là những nguyên nhân có thể gây bong gân đầu gối. Lúc này dây chằng co giãn lại một cách đột ngột và nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến hiện tượng các dây chằng bị đứt, gây đau nhức khớp gối.
Triệu chứng bong gân đầu gối bao gồm:
- Đau khi cong gối, khuỵu gối hoặc khi chạm vào
- Sưng tấy
- Bầm tím
- Khó đi đứng vững
Thông thường, nếu bị bong gân cần phải nghỉ ngơi từ 4 đến 6 tuần. Thời gian nghỉ ngơi phụ thuộc vào mức độ bong gân nặng hay nhẹ
Căng cơ
Căng cơ xảy ra khi đầu gối phải vận động với cường độ mạnh quá với khả năng. Hoặc vận động khi cơ thể chưa sẵn sàng. Bạn rất dễ gặp phải tình trạng này nếu không khởi động kỹ trước khi đá bóng.
Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL)
Trong quá trình chơi bóng, nếu đầu gối bị xoắn vặn, thay đổi bất ngờ hướng thì tình trạng chấn thương dây chằng chéo trước này dễ xảy ra. Nó là tình trạng chấn thương khá phổ biến với người chơi môn thể thao này, cụ thể nó là chấn thương dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng giữa gối (MCL).
Các triệu chứng chấn thương dây chằng chéo trước bao gồm:
- Sưng đầu gối
- Đau đầu gối
- Mất toàn bộ phạm vi chuyển động khớp gối
- Khó chịu khi đi bộ
- Đầu gối kém ổn định
Chấn thương dây chằng giữa gối (MCL)
Dây chằng giữa gối kéo dài từ mặt trong của đầu trên xương cẳng chân (xương chày) lên mặt trong của đầu dưới xương đùi, giúp giữ ổn định xương cẳng chân. Dây chằng giữa gối thường bị tổn thương do áp lực hoặc sức ép tác dụng lên mặt ngoài khớp gối. Lực này khiến mặt ngoài khớp gối cong lại và mặt trong mở rộng ra. Khi gặp phải chấn thương dây chằng giữa gối này thì dây chằng trung gian bị giãn, đứt hoặc bong rách. Khi bị kéo giãn quá mức, dây chằng giữa gối dễ bị rách và tổn thương. Trong bóng đá, tổn thương này có thể xảy ra do hành động “truy cản từ phía sau”.
Những triệu chứng của chấn thương dây chằng giữa gối là:
- Sưng đầu gối
- Đau đầu gối
- Khó khăn khi di chuyển đầu gối, cảm giác cứng khớp gối, kẹt khớp
- Bầm tím
- Cảm giác không vững chân
Chấn thương đầu gối do rách sụn chêm
Sụn chêm hoạt động như một chất hấp thụ lực sốc ở đầu gối. Khi xoay khớp gối đột ngột hoặc bị lực tác động mạnh vào đầu gối có thể dẫn đến rách sụn chêm. Đây cũng là một loại chấn thương đầu gối khi đá bóng phổ biến. Trẻ em chơi bóng đá ở độ tuổi quá sớm cũng là đối tượng có nguy cơ rách sụn chêm cao.